Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Chuong trinh day hoc cua intel_Nhom5 toan 3b


Kế hoạch bài dạy

Người soạn
Họ và tên
Nhóm 5 Toán 3B khóa 36
*    Trịnh Thanh Sơn (nhóm trưởng)
*    Trần Quốc Tú
*    Vương Đình Tuấn
*    Nguyễn Minh Tuấn
*    Đỗ Quý
*    Lê Thiện Vỹ
*    Hồ Đức Thứ
*    Võ Quốc Trung
*    Lưu Hùynh Đức
*    Phengsavath Bounthavy

Quận
5
Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố
Thành phố Hồ Chí Minh
Tổng quan về bài dạy
Tiêu đề bài dạy
“ba đường conic và thiết kế logo ”
Tóm tắt bài dạy
Bối cảnh:
Trong toán học, một đường cô-níc là một đường cong tạo nên bằng cách cắt một mặt nón tròn xoay bằng một mặt phẳng. Đường cô-nic được nhắc đến và nghiên cứu 200 năm TCN, khi Apollonius của Pergaeus tiến hành một nghiên cứu có hệ thống về tính chất của các đường cô-níc.
Khi giao của hình nón và mặt phẳng là một đường cong kín, tức mặt phẳng giao với toàn bộ các đường sinh, không song song với đường sinh nào thì có tiết diện là một đường ellipse. Nếu mặt phẳng song song một đường sinh của mặt nón, đường cô-níc sẽ trở thành một parabol. Cuối cùng, trường hợp mặt phẳng giao với hai mặt nón có chung đỉnh (đồng thời cũng cắt hai đáy của hai hình nón này), tạo thành hai đường cong riêng biệt gọi là hyperbol.
Ba đường conic có rất nhiều ứng dụng trong khoa học và đời sống. Trong những ứng dụng đó một hình ảnh mà ta rất dễ thấy đó là các biểu tượng logo của các tập đoàn, công ty.. .
Ví dụ như logo của tập đoàn intel, toyota, ...các câu lạc bộ thể thao, trường lớp,...
Ngoài ra trong khoa học nó còn một số ứng dụng như sau:
Đèn pha: Bề mặt của đèn pha là một mặt tròn xoay sinh bởi một cung parabol quay quanh trục của nó, bóng đèn được đặt ở vị trí tiêu điểm của parabol.
Máy viễn vọng vô tuyến: cũng có dạng như đèn pha. Điểm thu và phát tín hiệu của máy được đặt ở vị trí tiêu điểm của parabol.
Lò phản ứng hạt nhân: Mặt ngoài của lò là mặt tròn xoay tạo bởi một cung của hypebol quay quanh trục ảo của nó.
Gương paraboloid: nó là một tấm gương hoặc các mảnh kim loại có khả năng phản chiếu và hội tụ ánh sáng hay các loại sóng điện từ khác tại một điểm.
gương mang hình paraboloid được sử dụng rất rông rãi như ăng ten vi sóng và chảo vệ tinh
Các cây cầu treo cũng có các sợi cáp mang hình dạng giống như hình parabol. Các cáp đỡ vốn không mang hình parabol, mà chúng có hình vòng cung. Dưới tác dụng của các lực không đổi (ví dụ như trọng lực của thân cầu) các sợi cáp bị biến dạng và dần mang hình parabol.
Ngoài ra, người ta còn ứng dụng các tính chất của ba đường cônic trong các ngành xây dựng, hàng không, hàng hải, vũ trụ, thiên vãn học, …
Đối với học sinh, có lẽ ứng dụng gần gũi nhất là các hình ảnh của ba đường conic trong các logo, biểu tượng mà các em gặp thường ngày. Trong dự án này chúng tôi giúp các em học sinh hiểu được ba đường conic và tự tay các em thiết kế được một logo, biểu tượng có chứa hình ảnh của các đường này cho trường, lớp hoặc là các cuộc thi thiết kế logo, biểu tượng.
 Trong dự án này, học sinh đóng vai trò là người thiết kế Logo trong cuộc thi “vì môi trường” do trường tổ chức.

Lĩnh vực bài dạy
Toán
Cấp / lớp
Lớp 10
Thời gian dự kiến
4 tuần
Mục tiêu cơ bản của bài dạy
1.     Về kiến thức:
§  Biết định nghĩa elip, hypebol
§  Phương trình chính tắc, hình dạng của elip, hypebol
§  Hiểu định nghĩa, phương trình chính tắc của parapol, biết ý nghĩa của tham số tiêu, tiêu điểm, đường chuẩn, hình dạng của parabol.
§  Biết được phương trình đường chuẩn của ba đường elip, hypebol, parabol.
§  Biết được tính chất chung của ba đường coonic.
2.     Về kĩ năng:
·        Từ phương trình chính tắc của elip
                    Biết xác định độ dài trục lớn, trục nhỏ, tiêu cự, tâm sai của elip; xác định được tọa độ các tiêu điểm, giao điểm của elip với các trục tọa độ.
·        Từ phương trình chính tắc của hypebol::                                  
      Biết xác định độ dài trục thực, trục ảo, tiêu điểm của hypebol; xác định được tọa độ các tiêu điểm, giao điểm của hypebol với các trục tọa độ.
·        Từ phương trình chính tắc của parabol:
                     Biết xác định tọa độ tiêu điểm, phương trình đường chuẩn.
·        Viết được phương trình chính tắc của elip, hypebol, parabol khi cho các yếu tố xác định elip.
·        Vẽ được elip, hypebol, parabol.
·        Sử dụng được đường chuẩn của ba đường coonic vào các bài tập đơn giản.

3.     Về thái độ:
§  Hợp tác, có trách nhiệm cao trong làm việc nhóm.
§  Cẩn thận, hứng thú, chính xác khi xử lý số liệu.
Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập

Nhiệm vụ của học sinh:
·        Lập được phương trình ba đường conic khi biết được các điều kiện cần để xác định và vẽ được chúng.
·        Nắm được định nghĩa, tính chất
·        Học sinh đóng vai trò là nhà nghiên cứu, tìm hiểu về quỹ đạo chuyển động của một số tàu vũ trụ
·        Hiểu được mối quan hệ giữa quỹ đạo chuyển động của một số hành tinh và ba đường conic
Qua bài học này (dự án), học sinh phát triển kĩ năng:
·        Tính sáng tạo và ham tìm hiểu tri thức
·        Tư duy độc lập và tư duy hệ thống
·        Các kỹ năng giao tiếp và hợp tác
·        Nhận biết, hệ thống hoá và giải quyết vấn đề
·        Tự định hướng


Bộ Câu hỏi định hướng


Câu hỏi Khái quát
Hãy nêu một số ví dụ thực tế có hình ảnh của ba đường cônic.
Làm thế nào để lập phương trình ba đường conic khi biết các yếu tố cần thiết.
Hãy trình bày cách vẽ 1 đường elip, hypebol, parabol một cách chi tiết.



Câu hỏi Bài học
Một đường cônic (elip, hypebol, parabol) được xác định từ những yếu tố nào?
Nêu cách để đưa phương trình của đường cônic từ dạng không chính tắc về dạng chính tắc.




Câu hỏi Nội dung
Nêu định nghĩa elip, hypebol, parabol.
Nêu các định nghĩa về các thông số của 3 đường conic (tiêu điểm, đường chuẩn, đường tiệm cận, …)
Lập phương trình của elip khi biết:
·        Độ dài trục lớn, trục nhỏ.
·        Tâm sai và độ dài trục lớn (trục nhỏ).
·        Khoảng cách giữa các tiêu điểm, khoảng cách giữa các đường chuẩn.
·        Tiêu điểm và đường chuẩn.
·        Đi qua 2 điểm cho trước….
Lập phương trình của hypebol khi biết:
·        Trục chuẩn và trục ảo.
·        Phương trình tiệm cận và tiêu điểm.
·        Phương trình tiệm cận và đường chuẩn.
·        Đi qua 2 điểm cho trước…
Lập phương trình của parabol khi biết:
·        Tọa độ tiêu điểm và đường chuẩn.
·        Khoảng cách từ tiêu điểm đến đường chuẩn….

Kế hoạch đánh giá

Kế hoạch đánh giá

Tiến độ đánh giá

Trước khi bắt đầu dự án
Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc
  Sau khi hoàn tất dự án




- Đặt câu hỏi.
- Phổ biến tiêu chí đánh giá.
- Giao việc.
- Các tài liệu để hỗ trợ học sinh học tập.
- Sổ ghi chép các kế hoạch dự kiến.
- Sổ ghi.
- Tiến độ công việc.
- Trao đổi với học sinh.
- Bảng biểu mục quan sát.
- Nhận xét.
- Bài viết thu hoạch.
- Tự đánh giá.
- Đánh giá sản phẩm nhóm khác.
- Giáo viên nhận xét theo tiêu chí ban đầu.


Chi tiết bài dạy

Kỹ năng tiên quyết

- Kiến thức về khái niệm và kỹ năng kỹ thuật mà học sinh đã học về 3 đường cô-nic
- Miêu tả phạm vi và ứng dụng của kiến thức của học sinh và giải thích cách học sinh tham gia vào lập kế hoạch cho việc học của mình.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin trên mạng, trong các tài liệu tham khảo.
- Kỹ năng sử dụng các thiết bị và công nghệ thông tin.
- Sử dụng được các phần mềm của Microsoft Office.
- Nắm vững kiến thức của các bài học và vận dụng vào thực hiện dự án.

Tiến trình bài dạy
Yêu cầu học sinh đọc sách, báo và tìm hiểu về “ Cách tạo các mẫu logo, biểu tượng có sử dụng 3  đường cô-nic ” , cho học sinh thực hành vẽ theo mẫu.
Chia học sinh ra từng nhóm nhỏ (khoảng 4 nhóm) và giao cho mỗi nhóm 1 logo khác nhau, trong đó mỗi logo đều có sử dụng 2 hoặc 3 đường cô-nic , yêu cầu mỗi nhóm cho thảo luận và cho biết trong logo của nhóm có chứa các đường cô-nic nào , nêu khái quát  về những đường đó và phương trình của chúng.
Cho học sinh thời gian để từng nhóm phác thảo logo , sau đó thu lại và chấm điểm cho từng nhóm, nhóm làm đẹp và sáng tạo sẽ được điểm cộng.


Các phương pháp đánh giá sử dụng trong bài dạy :
-       Đánh giá nhu cầu học sinh : xác định những kiến thức nền tảng về 3 đường cô-nic, các kỹ năng, thái độ và những nhận thức chưa đúng của học sinh
-       Khuyến khích tự định hướng và hợp tác : đánh giá khả năng học sinh làm chủ việc học, thể hiện kỹ năng cộng tác, thực hiện công việc có chất lượng cao, hiểu được thông tin phản hồi, và đánh giá công việc của bạn cùng lớp.
-       Theo dõi tiến độ : giúp học sinh đi đúng hướng  trong việc hình thành kiến thức hình học
-       Kiểm tra mức độ hiểu và khuyến khích siêu nhận thức : kiểm tra mức độ hiểu của học sinh khi tiến hành phân tích và phác thảo logo
-       Thể hiện mức độ hiểu và kĩ năng : đánh giá việc học sinh hiểu và thể hiện kỹ năng ở cuối dự án
Các phương pháp dạy học phân hóa đối tượng :
-       Đối với học sinh có kiến thức tốt thì giao việc trình bày khái niệm, ôn lại kiến thức cho các bạn trong nhóm
-       Đối với học sinh có kĩ năng vận dụng, năng khiếu thì nên giao việc thực hành bài tập, phác thảo logo, chỉnh sửa …
Trong quá trình thực hiện, cần hướng dẫn học sinh bằng cách :
-       Nhắc lại nhiều lần kiến thức cơ bản đã học sau khi kiểm tra khái quát học sinh
-       Làm mẫu, hướng dẫn học sinh vẽ hình bằng công cụ học tập
-       Góp ý chỉnh sửa cho từng sản phẩm của học sinh






Hiệu chỉnh để thực hiện việc dạy học phân hóa đối tượng (cá thể hóa)

Học sinh có nhu cầu đặc biệt

·        Hướng dẫn học sinh đưa những kiến thức đó vào ứng dụng trong cuộc sống.
·        Điều chỉnh mục tiêu học tập theo hướng chú trọng ứng dụng trong thực tế hơn kiến thức lý thuyết.
·        Chia nhóm theo từng nhu cầu của học sinh.
·        Hỗ trợ học sinh về công nghệ máy tính.

Học sinh tiếp thu chậm
·         Quan tâm và hướng dẫn bài kĩ hơn.
·         Thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện dự án.
·         Lặp lại hướng dẫn bằng miệng và hoặc bằng cách viết ra.
·         Kiểm tra mức độ nắm bài.
·         Cho thêm thời gian để hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

Học sinh năng khiếu
·        Phân công nhiệm vụ mở
·        Nhấn mạnh các kỹ năng học tập theo nhóm cũng như kỹ năng phát triển .
·        Tập trung vào các kĩ năng giải quyết vấn đề và các khía cạnh sáng tạo.

Tài liệu và Nguồn Tư liệu tham khảo cho bài học


Công nghệ – Phần cứng (Nhấp vào các công cụ cần thiết)            

 Máy chụp ảnh
 Máy vi tính
 Máy chụp ảnh KTS
 Đầu DVD
 Kết nối Internet
 Đĩa laser
 Máy in
 Máy chiếu
 Máy scan
 TV
 VCR
 Máy quay
 Thiết bị hội thảo trực tuyến.
 Khác      
Công nghệ – Phần mềm (Nhấp vào các công cụ cần thiết.)
 Cơ sở dữ liệu/Bảng tính
 Chế bản văn phòng
 Phần mềm nhận E-mail
 Từ điển bách khoa toàn thư trên ổ CD
 Xử lý ảnh
 Trình duyệt Web
 Đa phương tiện

 Phát triển trang web
 Xử lý văn bản
 Khác      


Tài liệu in
Tài liệu hướng dẫn kiến thức về ba đường conic, các tài liệu tham khảo và hướng dẫn thực hành, ứng dụng kiến thức về ba đường conic trong vẽ các logo, hình ảnh,…
Nguồn
Những dụng cụ, công cụ và vật dụng cần thiết cho công việc thiết kế logo, hình ảnh…
Tư liệu Internet
Các trang web bài giảng về kiến thức ba đường conic, ví dụ như tailieu.vn, violet.vn,… hay những trang web giáo dục
Các nguồn khác
Các tài nguyên dựa trên nền web …